Sấy là phương pháp chế biến nông sản, thực phẩm, thủy hải sản phổ biến hiện nay. Đây cũng chính là phương pháp bảo quản sản phẩm tiện ích khi sản phẩm tươi, sống nhanh hư hỏng ở môi trường bên ngoài. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu công nghệ sấy thực phẩm qua bài viết sau đây.
Nguyên lý của công nghệ sấy
Sấy là quá trình sử dụng nhiệt độ cao để làm bay hơi nước trong sản phẩm, tùy vào mỗi loại nguyên liệu khác nhau mà sử dụng các phương pháp khác nhau. Mục đích chính là giảm bớt khối lượng, tăng thời gian bảo quản sản phẩm.
Quá trình sấy bao gồm quá trình khuyếch tán bên trong và cả bên ngoài vật liệu rắn đồng thời với quá trình truyền nhiệt. Sấy thúc đẩy quá trình chuyển lượng nước trong nguyên liệu từ lỏng sang hơi, sau đó tách hơi ra khỏi nguyên liệu. Quá trình chuyển đổi này chỉ sảy ra khi áp suất hơi trên bền mặt vật liệu lớn hơn áp suất riêng phần của hơi nước trong môi trường không khí xung quanh.
Ngoài ra tùy theo phương pháp sấy mà nhiệt độ là yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở quá trình di chuyển ẩm từ trong lòng vật liệu sấy ra bề mặt vật liệu sấy. Trong các quá trình sấy thì môi trường không khí ẩm xung quanh có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến vận tốc sấy.
2 phương thức sấy hiện nay
1. SẤY TỰ NHIÊN
Sấy tự nhiên là quá trình sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió… theo cách gọi đây là phơi sấy tự nhiên. Phương pháp này có ưu điểm là không tốn điện năng, thực phẩm sấy an toàn không sử dụng chất bảo quản. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không chủ động điều chỉnh được vận tốc sấy theo yêu cầu kỹ thuật, không chủ động được thời gian vì phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
2. SẤY NHÂN TẠO
Sấy nhân tạo là quá trình sấy sử dụng nhiệt lượng từ máy móc mà con người có thể điều chỉnh được. Sử dụng các loại thiết bị sấy để cung cấp nhiệt cho các vật liệu ẩm. Sấy nhân tạo có nhiều dạng, tùy theo phương pháp truyền nhiệt mà trong kỹ thuật sấy có thể được phân loại như sau:
Các kỹ thuật sấy nhân tạo
-
Sấy nóng: nguyên liệu sấy sẽ được tiếp xúc trực tiếp với tác nhân sấy như là không khí nóng, khói lò..
-
Sấy tiếp xúc: khác với sấy nóng, sấy tiếp xúc là phương pháp sấy không cho tác nhân sấy tiếp xúc trực tiếp vật liệu sấy, mà tác nhân sấy truyền nhiệt cho vật liệu sấy gián tiếp qua một vách ngăn.
-
Sấy bằng tia hồng ngoại: sử dụng năng lượng của tia hồng ngoại phát ra truyền cho vật liệu sấy.
-
Sấy bằng dòng điện cao tần: sử dụng năng lượng điện trường có tần số cao để đốt nóng trên toàn bộ chiều dày của lớp vật liệu.
-
Sấy lạnh: là phương pháp sấy trong điều kiện nhiệt độ và ẩm của tác nhân sấy thấp hơn nhiều so với môi trường. Nhiệt độ thấp để đảm bảo đặc tính cảm quan của sản phẩm, còn ẩm thấp để tạo ra chênh lệch ẩm, do đó ẩm trong vật liệu sẽ thoát ra ngoài dễ dàng. Ở đây ta có sấy lạnh nhiệt độ từ 0oC trở lên và sấy lạnh đông sâu hay còn gọi là sấy thăng hoa.
-
Sấy thăng hoa: là phương pháp sấy trong điều kiện môi trường có độ chân không cao, nhiệt độ rất thấp, nên ẩm tự do trong vật liệu đóng băng và bay hơi từ trạng thái rắn thành hơi không qua trạng thái lỏng (nên gọi là thăng hoa).
-
Sấy chân không: Là phương pháp sấy được vật liệu không chịu được nhiệt độ cao hay dễ bị oxy hoá, vật liệu dễ bị bụi hay vật liệu thoát ra dung môi quý cần thu hồi và vật liệu dễ nổ.
Vậy từ những thông tin trên ta hoàn toàn có thể khẳng định sấy chỉ là một quá trình tách nước ra khỏi sản phẩm, để bảo quản sản phẩm trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, sấy là phương pháp không sử dụng chất bảo quản nên sẽ đảm bảo an toàn cho thực phẩm và người sử dụng.
-----------------------------------------------
Mời liên hệ Tư vấn và lấy báo giá:
CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT AIRCONZ
Địa chỉ: Số 28, ngách 12/101, Phố Chính Kinh, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0964772127
Email: airconz2017@gmail.com
Website: www.maysaydongkho.com.vn